Một số hoạt động tình báo điển hình trong lịch sử Tình báo

Vụ ăn cắp bí mật tơ lụa của Trung Quốc

Xem thêm: Dâu tằm tơ

Cách đây 1500 năm, tơ lụa là mặt hàng độc quyền của Trung Quốc, giá cả tơ lụa trên thị trường thế giới do Trung Quốc khống chế. Công nghệ nuôi tằm lấy tơ dệt lụa là một bí mật quốc gia được người Trung Quốc cất giữ trong nhiều thế kỷ. Sau sự kiện công chúa Trung Hoa giấu con tằm giống trong khăn trùm đầu vượt qua biên giới Trung Quốc sang Ấn Độ, công nghệ tơ lụa bắt đầu phát triển ở mảnh đất Nam Á này.

Để lấy được bí mật công nghệ sản xuất tơ lụa, Hoàng đế Đế chế Đông La Mã (nay là Hy Lạp), còn gọi là đế chế Byzantium, Justinian đã cho mời các Giáo sĩ Ba Tư đang truyền giáo ở Ấn Độ tới gặp để nhằm nắm tình hình. Các giáo sĩ đã cung cấp cho Hoàng đế những thông tin hết sức quan trọng, là muốn có lụa tự nhiên cần phải nuôi một loại tằm nhả tơ đặc biệt chuyên ăn lá dâu để thu kén làm nguyên liệu dệt lụa. Theo các giáo sĩ, điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu ở một số vùng của Hy Lạp rất giống với điều kiện ở Trung Quốc và Ấn Độ phù hợp với loại cây dâu làm thức ăn cho tằm nhả tơ.

Công việc đặt ra quan trọng và khó khăn nhất là làm sao phải đánh cắp bằng được con tằm giống mà Trung Quốc và Ấn Độ bảo vệ rất chặt chẽ. Một mặt, Justinian cho người tìm kiếm giống dâu, mặt khác treo thưởng lớn nếu giáo sĩ Ba Tư nào đánh cắp được con tằm giống đem về nước. Lợi dụng lúc đi truyền giáo tại Ấn Độ, các giáo sĩ đã đánh cắp được con tằm rồi giấu vào trong chiếc gậy thiền trượng rỗng mang về Đông La Mã. Chính vì việc này, mà Hoàng đế Justinian đã phá được sự độc quyền về tơ lụa của Trung Quốc, và Vương quốc này trở nên giàu có, khiến cho Trung quốc mất đi khoản thu nhập khổng lồ; và từ những con tằm này đã đặt nền móng cho ngành công nghiệp tơ tằm Byzantine sau này.

Vụ ăn cắp bí quyết công nghệ mía đường của Anh

Vào những năm 1809, Hoàng đế Pháp Napoléon Bonaparte tuyên bố khóa chặt lục địa, và Anh tuyên bố đáp trả bằng một chiến dịch phong tỏa vùng biển nước Pháp, thì hầu như không một cây mía nào lọt được vào lục địa châu Âu. Vốn là người thích ăn của ngọt, Napoléon đã tung ra những thám tử giỏi nhất để tìm cách cứu nước Pháp thoát khỏi cuộc khủng hoảng đường. Các thám tử đã tìm được một số nhà hóa học trong ngành mía đường của Anh, để tìm hiểu công thức, từ đó Pháp đã nghiên cứu tìm ra công nghệ sản xuất đường từ củ cải. Việc phát triển công nghệ sản xuất đường từ củ cải là nhờ phần lớn vào công sức của các thám tử Pháp.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Tình báo http://www.bbc.com/vietnamese/av/2011/03/110314_vo... http://bigthink.com/think-tank/hacker-for-the-hell... http://www.highbeam.com/doc/1P2-31126850.html http://www.latimes.com/nation/la-na-17-intelligenc... http://www.t%E1%BB%AB-%C4%91i%E1%BB%83n.com/ph%E1%... http://vietmessenger.com/books/?author=nguoithutam http://nghiencuuquocte.org/2015/08/01/hiep-uoc-hel... http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Commemorati... http://www.independent.co.uk/news/world/americas/w... http://anninhthudo.vn/the-gioi/cuoc-chien-khoc-lie...